baner-open-tour
open tour

Hùng vĩ cung đường Hải Vân

Nằm giữa Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế, suốt chiều dài hơn 20km cắt ngang dãy núi Bạch Mã với con đường quanh co, uốn lượn theo triền núi, đèo Hải Vân như một dải lụa vắt ngang trời mây, được bao quanh bởi khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp, làm mê đắm lòng người.
Một đoạn đèo Hải Vân phía Đà Nẵng ngày trước. (Ảnh tư liệu)
Một đoạn đèo Hải Vân phía Đà Nẵng ngày trước. (Ảnh tư liệu)
 

Từ thành phố Đà Nẵng, theo quốc lộ 1A, qua làng chài Nam Ô, con đường cứ dốc dần lên như một dải lụa quấn ngang triền núi xanh ngắt. Từ trên đỉnh đèo nhìn xuống, sẽ thấy khá rõ một góc Đà Nẵng: đó là cảng Tiên Sa, là bán đảo Sơn Trà, là cung đường biển với bãi cát chạy dài bao quanh thành phố.

Khi hầm Hải Vân chưa được xây dựng, do địa hình phức tạp, độ dốc tương đối cao, đường quanh co liên tục với nhiều đoạn cua rất nguy hiểm lại hay sạt lở vào mùa mưa, đèo Hải Vân được xem là đường đèo nguy hiểm bậc nhất Việt Nam, là nỗi lo của bất kỳ tài xế, hành khách nào khi đi qua khu vực này.

Đỉnh đèo Hải Vân. Ảnh: Huy Đằng
Đỉnh đèo Hải Vân. Ảnh: Huy Đằng

Tuy nguy hiểm nhưng đèo Hải Vân vẫn được coi là con đèo nên thơ, hùng vĩ, tráng lệ bậc nhất ở Việt Nam với một bên là biển xanh mênh mông, một bên tựa vào núi non trùng điệp tạo thành bức tranh non nước hữu tình.

Bởi vậy, cách đây hơn 700 năm, khi dừng chân trên đỉnh đèo cao gần 500m so với mực nước biển này, vua Lê Thánh Tôn đã dành cho đèo Hải Vân lời đề tặng “Thiên hạ đệ nhất hùng quan” (cửa ải hùng vĩ nhất trong thiên hạ). Cái tên này sau đó được vua Minh Mạng cho khắc lên cổng đá trên đỉnh đèo.

Từ trên cao nhìn xuống, đèo Hải Vân như một chiếc khăn vắt lưng chừng núi
Từ trên cao nhìn xuống, đèo Hải Vân như một chiếc khăn vắt lưng chừng núi
Đứng trên đèo nhìn về phía Đà Nẵng, những tòa nhà cao tầng, khu dân cư… được bao quanh bởi làn nước trong xanh và bãi cát trắng.
Đứng trên đèo nhìn về phía Đà Nẵng, những tòa nhà cao tầng, khu dân cư… được bao quanh bởi làn nước trong xanh và bãi cát trắng.
Con đường sắt nối liền Nam-Bắc, một bên dựa vào lưng chừng núi, một phía nhìn ra biển.
Đường sắt nối liền Nam-Bắc, một bên dựa vào lưng chừng núi, một phía nhìn ra biển.
Một góc của làng Vân trước kia, vẫn còn những ngôi nhà nhỏ lúp xúp dưới bóng cây và những mảnh ruộng bỏ không hơn 1 năm nay.
Một góc của làng Vân trước kia. Hiện vẫn còn những ngôi nhà nhỏ lúp xúp dưới bóng cây và những mảnh ruộng bỏ không khi người dân được di dời vào sống ở khu dân cư liền kề ven biển.
Nhiều hàng quán được dựng lên trên đỉnh đèo Hải Vân để du khách có thể dừng chân nghỉ ngơi, uống nước sau hành trình dài.
Nhiều hàng quán được dựng lên trên đỉnh đèo Hải Vân để du khách có thể dừng chân nghỉ ngơi, uống nước sau hành trình dài.

Được biết, đèo Hải Vân còn có tên gọi khác là đèo Ải Vân vì trên đỉnh đèo xưa kia có một cửa ải, cửa ải này còn có tên gọi là Hải Vân Quan, được xây dựng vào năm Minh Mạng thứ 7 (Bính Tuất-1826).

Sách Đại Nam thực lục chính biên ghi “Phía trước, phía sau đều đặt một cửa quan (ngạch trước viết ba chữ “Hải Vân quan”, ngạch sau viết 6 chữ “Thiên hạ đệ nhất hùng quan”). Cửa trước cao và dài đều 15 thước, ngang 1 thước 5 tấc, cửa sau cao 15 thước dài 11 thước, ngang 18 thước 1 tấc, cửa tò vò đều cao 10 thước 8 tấc, ngang 8 thước 1 tấc. Phía tả hữu cửa quan xếp đá làm tường, trước sau tiếp nhau. Chuẩn định từ Hải Vân trở ra Bắc thuộc quản hạt Thừa Thiên, từ ngoài Hải Vân trở vào Nam thuộc quản hạt Quảng Nam”.

c
Qua nhiều lần trùng tu, cửa ải xưa trên đỉnh đèo Hải Vân trở thành di tích lịch sử đặc biệt, thu hút nhiều du khách tới tham quan, tìm hiểu. Ảnh: Thành Lân
Trên đỉnh đèo hiện vẫn còn lưu giữ bia của di tích chiến thắng Đồn Nhất.
Trên đỉnh đèo hiện vẫn còn lưu giữ bia của di tích chiến thắng Đồn Nhất.

Hiện nay, trên đỉnh đèo Hải Vân vẫn còn một vài lô cốt (tàn tích của Đồn Nhất) do quân đội Pháp xây dựng năm 1826 để bảo vệ ngọn đèo chiến lược này.

Từ lô cốt này có thể kiểm soát được suốt dọc con đèo từ cả hai phía nên trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, đèo Hải Vân là nơi đã liên tiếp diễn ra những trận đánh lớn.

Một trong số các lô cốt trên Hải Vân quan.
Một trong số các lô cốt trên đỉnh đèo, nằm bên cạnh Hải Vân Quan

Khi hầm đường bộ xuyên đèo Hải Vân chính thức được đưa vào sử dụng năm 2005, lượng xe khách, xe tải đi qua đèo ít hơn nhưng với sự kỳ vĩ của thiên nhiên, nhiều du khách vẫn thích đến và đi trên con đường này để ngắm nhìn vẻ đẹp hùng vỹ mà thiên nhiên ban tặng.

Là cửa ngõ của Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế trên “Con đường di sản miền Trung”, năm 2013, đỉnh đèo Hải Vân được UBND thành phố Đà Nẵng công nhận là điểm du lịch địa phương của thành phố, do đó đèo Hải Vân cũng được đầu tư phát triển thành cung đường du lịch.

Các điểm dừng nghỉ trên đèo đã được xây dựng, tạo điều kiện cho du khách dừng chân, nghỉ ngơi, thư giãn khi đi vãn cảnh trên đèo. Những năm gần đây, khách du lịch, đặc biệt là khách nước ngoài đến tham quan đèo Hải Vân khá đông, có ngày lên tới cả ngàn lượt khách.

Hàng ngày có tới hàng ngàn lượt du khách đến tham quan Hải Vân quan hùng vĩ.
Hằng ngày, rất đông du khách đến tham quan Hải Vân Quan

Có nhiều cách để lên đèo Hải Vân nhưng nhiều du khách thích chọn chinh phục ngọn đèo hùng vĩ và tráng lệ này bằng xe máy để được trải nghiệm trên từng khúc cua. Trên đường đi, có nhiều đoạn dừng chân lý tưởng với cảnh đẹp nên thơ, có thể tạm nghỉ để chụp cho mình vài tấm hình đẹp, hay chỉ là để nhìn xuống con đường ngoằn nghèo mà mình đã đi qua, hoặc khoảnh khắc chờ đợi để được thấy đoàn tàu chạy men theo triền núi như một con trăn khổng lồ.

Cùng với những chuyến xe tour của các đơn vị lữ hành, khi leo đèo, dễ dàng bắt gặp những du khách nước ngoài cũng đang trải nghiệm cảm giác thú vị này trên chiếc xe máy… đậm chất Việt Nam.

Con đèo uốn lượn quanh núi, có nhiều khúc cua khiến du khách thích thú khi chinh phục bằng xe máy.
Con đèo uốn lượn quanh núi, có nhiều khúc cua khiến du khách thích thú khi chinh phục bằng xe máy.
Những đường cua tay áo thử thách lòng dũng cảm của những người đi đường và phần thưởng là bức tranh sơn thủy hữu tình của non nước trời mây phía xa xa.
Những đường cua tay áo thử thách lòng dũng cảm của những người đi đường và phần thưởng là bức tranh sơn thủy hữu tình của non nước trời mây phía xa xa.
Từ cửa Hải Vân quan nhìn về Đà Nẵng sẽ thấy thành phố mờ trong sương. Những ngày thời tiết nắng đẹp, sẽ thấy rõ hơn những công trình lớn nhỏ của thành phố đang đua nhau mọc lên.
Từ cửa Hải Vân Quan nhìn về Đà Nẵng sẽ thấy thành phố mờ trong sương. Những ngày thời tiết nắng đẹp, sẽ thấy rõ hơn những công trình lớn, nhỏ của thành phố đang đua nhau mọc lên.
Ba chữ Hải Vân Quan được khắc trên cửa ải Hải Vân.
Ba chữ Hải Vân Quan được khắc trên cửa ải Hải Vân.

Từ đỉnh đèo nhìn xuống, nếu phía Đà Nẵng là những ngôi nhà cao tầng bên cung đường biển xinh đẹp thì phía Thừa Thiên Huế là những mái ngói đỏ tươi hoặc đã phủ rêu xanh theo năm tháng, nằm ngay ngắn bên trên những cồn cát trắng, là những dãy núi với mây trắng bồng bềnh bao phủ…

Chính vì những điều tuyệt diệu này mà nhiều bạn trẻ đã chọn hành trình của mình bằng xe máy để được tận hưởng cảm giác chạm tay vào mây, thưởng thức không khí trong lành của non nước mênh mông.

Trên những chặng đường đèo ngoằn ngoèo có những lúc mây che phủ cả khúc đèo, mây như quấn quýt níu lấy chân du khách đúng như tên gọi của nó. Đèo Hải Vân-đèo mây
Trên những chặng đường đèo ngoằn ngoèo có những lúc mây che phủ cả khúc đèo, mây như quấn quýt níu chân du khách dừng bước ở cung đường tuyệt đẹp này.

Hơn 700 năm qua, đèo Hải Vân vẫn nổi tiếng là con đèo nên thơ, hùng vĩ tráng lệ nhất và cũng thuộc loại hiểm trở nhất Việt Nam trong hành trình vào Nam ra Bắc.

Theo Báo Đà Nẵng