baner-open-tour
open tour

Vietjet chở khách bằng máy bay A320 đời mới nhất

Chiếc A320 Sharrklet đời mới trong hợp đồng trị giá trên 9 tỷ đôla với Airbus vừa cập cảng hàng không Tân Sơn Nhất cuối tuần qua, sẵn sàng cho các chuyến bay thương mại của hãng bay tư nhân Vietjet.
 
Tau-bay-dau-tien-thuoc-so-huu-cua-Vietje

Theo Airbus, Vietjet là hãng hàng không đầu tiên của Việt Nam sở hữu dòng tàu bay mới và hiện đại nhất hiện nay - A320 Sharrklet của tập đoàn sản xuất máy bay này. Sự kiện này cũng đánh dấu bước tiến mới của hãng hàng không tư nhân đầu tiên của Việt Nam vận hành theo mô hình hàng không thế hệ mới.

Chiếc máy bay A320 đầu tiên của Vietjet Air mang số hiệu VN-A658, được sản xuất theo quy trình lắp ráp hiện đại của Airbus. Đây là dòng máy bay thân hẹp một lối đi ăn khách nhất trên thế giới nhờ khả năng tiết kiệm nhiên liệu thông qua việc áp dụng những công nghệ tiên tiến. Với 180 chỗ ngồi của thiết kế trong khoang của A320, các hãng hàng không có thể dễ dàng phủ kín một chiếc máy bay hơn những dòng máy bay lớn khác, phù hợp cho những đường bay nội địa hay quốc tế gần.

Airbus-ban-giao-tau-bay-moi-cho-Vietjet-

Lễ bàn giao máy bay giữa Airbus và Vietjet. Chiếc máy bay A320 đầu tiên của Vietjet Air mang số hiệu VN-A658, được sản xuất theo quy trình lắp ráp hiện đại của Airbus. Những cải tiến nhằm tiết kiệm 0,5% nhiên liệu tiêu thụ gồm thay đổi lõi phần cứng bao gồm làm mới lưỡi tuabin cao áp, thay đổi trong sản xuất máy nén, cánh quạt và van để cải thiện hiệu suất tích trữ. Mức ồn của động cơ được duy trì theo tiêu chuẩn sản xuất và đáp ứng yêu cầu của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO), và quy định của Ủy ban các Tiêu chuẩn Bảo vệ Môi trường Hàng không (CAEP/6).

Mẫu sản xuất cho Vietjet được trang bị ghế da cao cấp, lưng ghế được tính toán chi tiết đem lại cảm giác thoải mái nhất cho hành khách cùng những trang thiết bị hiện đại, giúp tiết kiêm đến 4% lượng nhiên liệu tiêu hao và giảm đến hơn 1.000 tấn CO2 thải ra hàng năm.

Tất cả dòng động cơ mới của đội tàu bay Vietjet đều là CFM56-5B, xây dựng theo gói Cải thiện hiệu suất (PIP). PIP đã trở thành cấu hình sản xuất mới của CFM56-5B trong năm 2011.

Ông Lưu Đức Khánh, giám đốc điều hành Vietjet cho biết hãng tư nhân này đang khai thác 18 chiếc máy bay A320 để vận chuyển hành khách. Thực tế đã chứng minh dòng tàu bay A320 hoàn toàn phù hợp với mô hình vận hành kinh doanh của Vietjet. Đây chính là lý do Vietjet chọn mua A320 cho kế hoạch mở rộng đội tàu bay mới để có thể vừa chủ động về mặt chi phí, vừa có thể giảm được giá vé, đem đến nhiều hơn nữa cơ hội bay cho mọi hành khách cũng như mở rộng kế hoạch đầu tư và khai thác của hãng.

Vietjet-va-CFM-ky-ho-p-do-ng-b-5696-5432

Mới đây, ngày 24/11 tại Paris, Vietjet và CFM International cũng đã ký hợp đồng bảo dưỡng động cơ theo giờ bay cho dòng động cơ CFM56-5B của Vietjet lắp trên 21 máy bay A320 ceo. Hợp đồng này có thời gian hiệu lực 12 năm tổng giá trị 300 triệu đôla Mỹ. Theo các điều khoản ký kết, CFM sẽ bảo đảm kỹ thuật cho tổng số 45 động cơ CFM56-5B với những điều kiện cung cấp miễn phí một số động cơ dự phòng.

“Chúng tôi tin tưởng dòng máy bay Airbus A320 sẽ đóng một vai trò quan trọng trong kế hoạch phát triển kinh doanh của Vietjet”, Tổng giám đốc thương mại toàn cầu của Airbus, ông John Leahy chia sẻ với các phóng viên đến từ Việt Nam trước giờ máy bay cất cánh từ sân bay của Airbus tại Toulouse. Đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử của Airbus, một chiếc máy bay được bàn giao chỉ sau 9 tháng đơn hàng được ký kết (thông thường là 2 năm). Vị giám đốc bán hàng danh tiếng của Airbus cũng chia sẻ thêm rằng ông thực sự ấn tượng trước chiếc lược phát triển của Vietjet và quá trình hai bên đàm phán, ký kết, thực hiện hợp đồng cho thấy Vietjet thực sự có năng lực để phát triển trở thành một trong những hãng hàng không lớn mạnh trong nước và khu vực.

Ngoài việc tiếp nhận dòng máy bay thế hệ mới với nhiều tham vọng, ông Lưu Đức Khánh, giám đốc điều hành Vietjet cho biết Vietjet đang tính toán tới việc thực hiện phát hành cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO), dự kiến trong khoảng thời gian 2015-2016. “Việc cổ phần hóa cũng là một kênh để thu hút vốn trên thị trường, bên cạnh nguồn tài trợ của các ngân hàng thương mại”, ông Khánh khẳng định.

Lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải cũng đánh giá hợp đồng mua máy bay của VietJet với Airbus sẽ tạo thuận lợi cho hãng trong kế hoạch phát triển ổn định trong 10 năm tới, tiết giảm chi phí, nhận sự hỗ trợ trực tiếp từ Airbus về đào tạo và chuyển giao công nghệ vận hành.

Điều này sẽ giúp Vietjet có những bước phát triển mới trong bối cảnh Chính phủ đang có chính sách đầu tư mạnh mẽ cho các sân bay và dịch vụ hàng không, đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa các sân bay và các công ty thuộc nhà nước trong lĩnh vực hàng không.

Tuấn Kiên