- Chùa Linh Ứng Bãi Bụt Sơn Trà
Là ngôi chùa lớn nhất, mới nhất và đẹp nhất trong 3 ngôi chùa. Ngôi chùa này có tượng Quan Thế Âm được xem là lớn nhất của Đông Nam Á. Tượng Phật bà cao 67m, sừng sững trên một tòa sen đường kính 35m. Quan Thế Âm đang trong thế đứng trên đài sen, tựa lưng vào núi Sơn Trà, mắt nhìn ra nhân gian và biển cả, tay cầm bình cam lộ, tay kia bắt ấn như dõi theo phù hộ cho những con người xứ biển hiền lành. Những ngư dân lênh đênh trên biển mỗi khi nhìn vào đất liền, thấy Phật Bà thì lòng cũng vững chãi hơn trên từng đợt sóng dâng cao.
tượng phật chùa linh ứng bãi bụt sơn trà
Chùa Linh Ứng Bãi Bụt được xây dụng từ tháng 07/2004 và khánh thành ngày ngày 30/07/2010. Chùa ở độ cao khoảng 693m so với mực nước biển, với diện tích 20 héc ta, trên địa hình 1 bên núi 1 bên biển. Chùa Linh Ứng Bãi Bụt là một quần thể nhiều hạng mục gồm chánh điện, nhà tổ, giảng đường, tăng đường và thư viện….
Người dân vùng biển nơi đây vẫn hay truyền miệng nhau về sự linh diệu, kỳ lạ của đức quan âm cứu phổ cứu nạn trấn vùng biển đông này nên cứ vào ngày rằm, hay mồng một các ngày lễ lớn, người dân lên đây cầu nguyện trước Phật Quan Âm rất đông. Từ lúc xây dựng tượng Phật Quan Âm ở đây thì đã có rất nhiều câu chuyện huyền bí xảy ra. Từ việc có ánh hào quang liên tục xuất hiện trên vùng trời phía sau bức tương và nhưng câu chuyện tâm linh, đến những sự trùng hợp ngẫu nhiên bí ẩn….
Theo như lời các nhà sư trong chùa kể, từ lúc xây chùa đến nay thì họ đã chứng kiến 13 lần ánh hào quang 7 sắc xuất hiện và tỏa sáng rực rỡ trên bầu trời. Nhiều phật tử ở chùa cho biết, vào một buổi trưa ngày 8/2008, trong lúc điêu khắc gia Thụy Lam chỉ đạo thợ tháo bỏ các giàn giáo trước mặt tượng Phật để chỉnh sửa lần cuối thì bất ngờ một ánh hào quang lớn xuất hiện và kéo dài nhiều giờ đồng hồ trên đầu bức tượng. Ai nấy cũng đều kinh ngạc, và sững sờ.
Sau đó, ánh hào quang còn xuất hiện thêm nhiều lần nữa trên tượng phật Bà và tượng Thích Ca Mô Ni vào ngày lễ phật Đản năm 2009, lễ hội Quan Thế Âm, ngày lễ Vu Lan và gần đây nhất là lúc 17h 30 ngày 25/08/2013, sau một cơn mưa nhỏ đã xuất hiện một cầu vồng kép ngũ sắc rực rỡ trên một vùng trời rộng lớn làm nhiều người chứng kiến phải kinh ngạc. Hình ảnh này còn có ý nghĩa tâm linh hơn khi một cầu vồng xuất phát từ tượng phật Bà Quan Âm ở chùa Linh Ứng – Ngũ Hành Sơn, nhiều người cho rằng cầu vông kép này đã nối hai ngôi chùa Linh Ứng lại với nhau. Tổng cộng ánh hào quang xuất hiện ở chùa Linh Ứng tất cả 13 lần.
Hiện tượng ánh sáng hào quang xuất hiện khiến cho người dân Đà Nẵng nghĩ rằng Phật đã về chứng giám cho lòng thành kính của họ và từ đó hầu hết người dân Đà Nẵng đều đặt niềm tin vào những ngôi chùa Linh Ứng linh thiên này.
Giờ đây không chỉ người dân Đà Nẵng mà còn nhiều Phật tử ở các tỉnh lân cận lên chùa để cầu nguyện, mong điều ước nguyện của mình thành sự thật. Đặc biệt những người dân có nhà đi biển thì họ đều lên chùa để khấn lạy cầu mong sự anh lành cho nguời thân gia đình mình.
Linh Ứng Ngũ Hành Sơn ( Non Nước )
Chùa Linh Ứng tọa lạc ở phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng. Chùa cách trung tâm thành phố khoảng 8 km về phía Đông Nam. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.
chùa linh ứng ngũ hành sơn non nước
Ngũ Hành Sơn là một thắng cảnh bậc nhất ở miền Trung xưa nay. Một huyền thoại mà ngày nay còn lưu truyền trong dân gian là: Thuở trời đất còn hỗn mang, vợ Long Vương vượt biển Đông vào đây đẻ trứng trên bãi cát, nhờ thần Kim Quy bảo vệ. Qua nhiều năm tháng hấp thụ khí âm dương, một hôm, trời nổi sấm sét, đất chuyển ầm ầm, trứng rồng nứt vỏ. Một Long Nữ chào đời, bay thẳng về trời. Những mảnh vỏ trứng biến thành năm ngọn núi…
Vua Minh Mạng đặt tên các núi này là Ngũ Hành Sơn: Kim Sơn, Mộc Sơn, Thủy Sơn, Hỏa Sơn, Thổ Sơn.
Thủy Sơn có tên là núi Chùa hay núi Tam Thai là ngọn núi lớn nhất, cao 106m, rộng khoảng 15 hecta, có ba ngọn. Ngọn cao nhất phía Tây Bắc là Thương Thai, có các chùa Tam Thai, Tam Tôn, Từ Tâm, các hang động Hoa Nghiêm, Huyền Không, Linh Nham, Vọng Giang Đài và hành cung Động Thiên Phước Địa (nơi nghỉ ngơi của vua Minh Mạng). Trung Thai ở phía Nam thấp hơn, có hang Vân Nguyệt, các động Vân Thông, Thiên Long, hai cổng đá Động Thiên Phước Địa và Vân Căn Nguyệt Quật. Hạ Thai ở phía Đông, có chùa Linh Ứng, động Tàng Chân, 5 hang động nhỏ: Tam Thanh, Chiêm Thành (hang Hời), Bàn Cờ, hang Ráy, hang Gió, có Vọng Hải Đài, hang Ngũ Cốc (hang Lồng Đèn) và động Âm Phủ.
Ở phía Đông, có 123 bậc cấp lát bằng đá dẫn đến chùa Linh Ứng, thường được gọi là chùa Ngoài. Trước năm 1891, chùa có tên là Ứng Chân. Sách Danh thắng Non Nước – Ngũ Hành Sơn (Nguyễn Trọng Hoàng, Đà Nẵng, 2000) cho biết vào đời Vua Lê Hiển Tông, niên hiệu Cảnh Hưng (1740 – 1786) có Hòa thượng Quang Chánh, hiệu Bảo Đài đến tu tại động Tàng Chân. Ngài dựng am Dưỡng Chân, sau sửa chữa lại gọi là Dưỡng Chân đường. Đến đời Gia Long, Dưỡng Chân đường được đổi thành chùa Ứng Chân. Sau khi Vua Minh Mạng đến vãng cảnh chùa đầu tiên vào năm 1825 thì các ngôi chùa tranh tre ở đây mới được thay bằng gạch ngói. Vua đã ban cho chùa tấm biển có ghi Ngự chế Ứng Chân Tự, Minh Mạng lục niên. Đến đời Thành Thái, do kỵ húy tên một vị vua nhà Nguyễn nên chùa được đổi tên là Linh Ứng. Chùa còn tấm biển ghi Cải tứ Linh Ứng Tự, Thành Thái tam niên. Năm 1901, chùa bị cơn bão Tân Sửu tàn phá nặng nề.
Chùa được trùng tu nhiều lần. Năm 1993, Thượng tọa Thích Thiện Nguyện đã tổ chức trùng tu ngôi chánh điện. Chánh điện xây kiểu chữ “Nhất”, bên phải là nhà tổ, giảng đường, nhà khách, nhà thiền và nhà trù. Điện Phật được bài trí tôn nghiêm. Gian giữa thờ đức Phật Thích Ca, gian hai bên thờ Bồ tát Quan Âm và Bồ tát Địa Tạng, phía ngoài có tượng Hộ Pháp và Tiêu Diện. Trước chùa, Thượng tọa cho đắp tượng đức Phật Thích Ca cao 10m, xây đài Quan Âm, tạo vườn cây cảnh.
Năm 1997, Thượng tọa cho xây tháp Xá Lợi bên trái chùa, cao 30m, đường kính tầng dưới 11m, đặt thờ gần 200 tượng Phật, Bồ tát, La hán. Tầng 7 tôn thờ Xá lợi Phật và 7 vị Phật truyền đăng (Tỳ Bà Thi Phật, Thi Khí Phật, Tỳ Xá Phù Phật, Câu Lưu Tôn Phật, Câu Na Hàm Mâu Ni Phật, Ca Diếp Phật và Thích Ca Mâu Ni Phật). Tầng 4, 5, 6 thờ bảo tượng Quan Âm Thiên thủ Thiên nhãn và 84 tượng Đà La Ni. Tầng 3 thờ 33 vị Tổ truyền đăng Ấn – Hoa (từ Tổ Ca Diếp đến Tổ Huệ Năng). Tầng 2 thờ tượng Di Đà Tam Tôn, còn gọi là Tây Phương Tam Thánh (đức Phật A Di Đà, Bồ tát Quan Thế Âm và Bồ tát Đại Thế Chí). Tầng 1 thờ tượng đức Phật Thích Ca, Ca Diếp, A Nan cùng nhiều vị Bồ tát, La hán…
chùa linh ứng ngũ hành sơn
Ngoài nhiệm vụ trụ trì ngôi danh lam bậc nhất ở thành phố, Thượng tọa Thích Thiện Nguyện còn đảm nhiệm Phó Trưởng Ban Trị sự Phật giáo TP. Đà Nẵng, Chánh Đại diện Phật giáo quận Ngũ Hành Sơn. Thượng tọa tiếp tục cho xây dựng một ngôi chùa Linh Ứng ở khu du lịch Bà Nà, thuộc xã Hòa Ninh, huyện Hòa Vang, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 40 km về phía Tây.
Nằm trong khu danh thắng Ngũ Hành Sơn, chùa Linh Ứng và Tam Thai đã đón tiếp đông đảo du khách, Phật tử đến tham quan, chiêm bái hằng ngày.
Dưới chân núi có Làng Đá làng nghề điêu khắc đá truyền thống nổi tiếng.
Chùa Linh Ứng Bà Nà
Chùa Linh Ứng Bà Nà – nằm trên đỉnh Bà Nà thuộc Khu Du lịch Bà Nà. Chùa nằm ở độ cao gần 1.400 m, chùa Linh Ứng được khánh thành vào ngày 06/03/2004.
linh ứng bà nà
Chùa có một khoảng sân rộng được lót bằng đá. Phía trước chùa có một cây thông với 3 loại lá khác nhau. Trong chánh điện còn có một vật thờ phượng khác cũng gây nhiều ấn tượng cho khách thập phương là một cỗ trống cao đến 2,4 m. Đặc biệt, bức tượng Đức Bổn Sư uy nghi, cao 27 m, ngang gối 14 m, thiền định trên đài sen cao 6 m, tượng được xây bằng xi măng cốt sắt do thợ cả Nguyễn Quang Xô đảm nhận. Tượng Phật uy nghi giữa bốn bề lồng lộng mây trời, gió núi. Từ đây, ta có thể nhìn được bốn bề bức tranh thành phố với vịnh Đà Nẵng, đường bờ biển dài từ chân đèo Hải Vân đến bán đảo Sơn Trà, bãi biển Mỹ Khê và non nước Ngũ Hành Sơn…
tượng phật linh ứng bà nà hills
Từ thành phố Đà Nẵng, vào những ngày nắng ráo, có thể nhìn thấy bức tượng trắng muốt này nổi bật trên nền xanh của khu du lịch nổi tiếng Bà Nà – Núi Chúa. Cảm giác mệt mỏi dường như tan biến khi du khách được chiêm ngưỡng tượng Phật Thích Ca tạo thiền thuộc vào hàng lớn nhất châu Á. Được xây dựng trên núi cao, chùa Linh Ứng vô cùng linh thiêng, những nét kiến trúc tinh tế của chùa làm cho không khí thiền môn thêm thanh tịnh, lòng người vãn cảnh chùa thêm thanh tao, thư thái.
ĐÀ THÀNH TRAVEL
TOUR HẰNG NGÀY:
TOUR SUỐI KHOÁNG NÓNG NÚI THẦN TÀI KM 650k
TOUR CÙ LAO CHÀM hằng ngày 600k
TOUR ĐÀ NẴNG LÝ SƠN 1690k
TOUR BÀ NÀ HẰNG NGÀY 840k check in cầu vàng
TOUR HỘI AN 1 ngày giá chỉ 350k
TOUR ĐÀ NẴNG 4 NGÀY 3 ĐÊM siêu Khuyến mãi