baner-open-tour
open tour

Những làng nghề truyền thống ở Huế

Nổi tiếng cần cù, chất phác và luôn có những sản phẩm truyền thống, Huế hội tụ gần như đầy đủ các ngành nghề truyền thống. Chính vì vậy, ghé và khám phá những làng nghề truyền thống khi du lịch đến Huế thì còn gì bằng

Làng nghề đan lát Bao La

Cách thành phố Huế 15km về phía Bắc, đoạn trung lưu bờ Bắc con sông Bồ, làng Bao La thuộc xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền là một làng nghề đan lát truyền thống nổi tiếng.

Làng nghề được hình thành từ xa xưa và đến thời chúa Nguyễn đã thành lập thêm một làng Bao La mới, nay thuộc thôn Thủy Lập, xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền cạnh bờ Nam phá Tam Giang. Cả hai làng này đều có chung một nghề thủ công là đan lát. Các sản phẩm làng tạo ra: rổ, rá, dần, sàng, nong phơi, chõng tre, nôi trẻ em, giường ngủ…đều làm từ vật liệu mây và tre.

làng nghề đan lát bao la



 Ban đầu, người dân nơi đây làm nghề này nhằm tận dụng thời gian nông nhàn để tạo ra những vật dụng trong gia đình. Dần dần các sản phẩm này được nhiều nơi ưa chuộng nên từ đó hình thành nhu cầu mua bán trên thị trường và chuyên biệt hóa trong sản xuất. Mỗi xóm sản xuất một loại sản phẩm khác nhau: Xóm Chợ chuyên sản xuất giần, sàng; Xóm Đông chuyên sản xuất thúng, mủng; Xóm Chùa chuyên sản xuất rá; Xóm Đình và Xóm Hóp chuyên sản xuất rổ; Xóm Cầu chuyên sản xuất nong, nia. Mỗi xóm một loại mặt hàng, cả làng đều làm và đều vui.

Ngày nay, những sản phẩm vật dụng sản xuất từ nhiều chất liệu khác nhau được bày bán nhiều trên thị trường nên làng nghề đan lát Bao La cũng gặp rất nhiều khó khăn trong việc cạnh tranh. Nhưng bằng những bàn tay khéo léo, sáng tạo của mình, người dân nơi đây đã sáng tạo thêm nhiều loại sản phẩm mới như: lẵng cắm hoa, giá sách, đèn treo trang trí, giá treo đèn…


Dân nghề đan lát Bao La đang nỗ lực hết mình và không ngừng cải tiến kỹ thuật mới để cung cấp cho thị trường những sản phẩm thủ công chất lượng cao, tinh xảo hơn và để đưa làng nghề tiếp tục phát triển.

 

Làng nghề nón lá Tây Hồ

Làng Tây Hồ từ lâu nổi tiếng với nghề chằm nón lá truyền thống – một vật dụng được xem là mang cả vẻ đẹp của tâm hồn Huế.

Sao anh không về thăm quê em
Ngắm em chằm nón buổi đầu tiên
Bàn tay xây lá, tay xuyên nón
Mười sáu vành, mười sáu trăng lên.

nghề làm nón tây hồ

 

Bài thơ nón lá vẫn còn nhớ như in khi nhắc đến ngôi làng chằm nón lá nức tiếng xứ Huế. Nón lá Tây Hồ nổi tiếng bởi độ mỏng, thanh, màu sắc nền nã và đường kim, mũi chỉ đều, đẹp nên người tiêu dùng rất yêu chuộng.

Hướng dẫn di chuyển: Nằm bên dòng sông Như Ý, xã Phú Hồ, huyện Phú Vang (Thừa Thiên-Huế)

 

Làng nghề Hoa giấy Thanh Tiên

Làng Thanh Tiên thuộc xã Phú Mậu, Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế, làng có vị trí khá đặc biệt, phía Bắc giáp thôn Mậu Tài, Nam giáp Thế Vinh, Đông giáp Vọng Trì, Đông Tây giáp sông Hương, cách trung tâm thành phố 10 km. Làng vốn có truyền thống làm nghề nông, tuy nhiên, vào tháng chạp, Thanh Tiên lại rộn rã với nghề làm hoa giấy. Sách Đại Nam nhất thống chí ghi Nghề hoa giấy Thanh Tiên trong danh mục thống kê của các nghề thủ công từ thế kỷ XVI-XIX.

làng hoa giấy thanh thiên



Sản phẩm hoa giấy thường được trang trí ở những nơi thờ tự trong nhà, các miếu, trang bà, am, bàn thờ ông địa, táo quân, thần bếp... Ưu điểm của hoa giấy Thanh Tiên là: phong phú về màu sắc, hình thức đẹp, để được lâu lại thể hiện sự trang nghiêm, một năm chỉ thay một lần vào dịp tết nên nó dễ được chấp nhận và tồn tại dài lâu. Cũng chính những đặc điểm đó mà thời gian sản xuất chính thức của nghề thủ công này chỉ diễn ra trong khoảng thời gian ngắn vào cuối năm, chủ yếu vào tháng Chạp. Ngày nay, loại hoa sen đã được phục hồi, quanh năm sản xuất, trở thành loại hoa trang trí độc đáo. Một bó hoa sen gồm hoa, lá, nụ đứng ở tầm xa khoảng vài mét mà người ta cứ ngỡ tưởng là bó hoa sen thật và Hoa sen giấy Thanh Tiên, biểu tượng đặc trưng của văn hóa Việt Nam đã sang Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Úc qua các lượt khách du lịch khi đến Huế.

Với sự phong phú và đa dạng, hoa giấy Thanh Tiên đã đáp ứng được nhu cầu về tín ngưỡng dân gian và ngày nay cả nhu cầu trang trí nội thất của người dân xứ Huế.

 

Làng nghề đúc đồng

Phường Đúc là tên gọi của một làng nghề đúc đồng trứ danh xứ Huế.

làng đúc đông huế

Nằm trong khu vực thành phố nên bạn cũng sẽ dễ dàng di chuyển đến ngôi làng nghề truyền thống này. Nghề đúc đồng là một trong những nghề thủ công truyền thống lâu đời và nổi tiếng ở Việt Nam. Phường đúc gồm có 5 xóm, Trường Đồng, Kinh Nhơn, Bổn Bộ, Giang Dinh, Giang Tiền nhưng chỉ có Kinh Nhơn và Bổn Bộ là hai làng nghề đúc đồng lớn nhất và có danh tiếng.

  • Vị trí: Phường nằm ở ven bờ nam sông Hương, đoạn từ cầu Giã Viên lên phía Long Thọ, cách thành phố Huế khoảng 3km về phía tây nam, tỉnh Thừa Thiên – Huế.

 

ĐÀ THÀNH TRAVEL

  TOUR HẰNG NGÀY:

TOUR SUỐI KHOÁNG NÓNG NÚI THẦN TÀI KM 650k

TOUR CÙ LAO CHÀM hằng ngày 600k

TOUR ĐÀ NẴNG LÝ SƠN 1690k

TOUR BÀ NÀ HẰNG NGÀY 840k check in cầu vàng

TOUR RỪNG DỪA BẢY MẪU

TOUR HỘI AN 1 ngày giá chỉ 350k

TOUR ĐÀ NẴNG 3 NGÀY 2 ĐÊM KM

TOUR ĐÀ NẴNG 4 NGÀY 3 ĐÊM siêu Khuyến mãi

 

 

Tranh làng Sình

Làng Sình có tên chữ là Lại Ân thuộc xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, cách Huế khoảng 8km, ở về phía hạ lưu sông Hương. Người dân làng Sình sống cơ bản về nông nghiệp, nhưng do vị trí sát kề đế đô lại thuận tiện giao thông, có nhiều người buôn bán và làm thủ công, trong đó có nghề làm tranh thờ in ván khắc gỗ còn màu tô tay vì thế nghề in tranh làng Sình rất phát triển.

Giấy in tranh là loại giống giấy in báo, màu là mua ở chợ, gồm có màu vàng, xanh, tím, đỏ sen, còn trắng thì để nguyên giấy mộc. Ván in bằng gỗ mít, họ tự khắc hoặc thuê thợ khắc. Tranh in lối ngửa ván rồi dùng tay vuốt giấy cho phẳng, in lấy nét và mảng đen, sau dựa vào đấy mà tô màu một số mảng.

tranh làng sình



Tranh Sình là tranh thờ, có các bộ: Tranh cúng bổn mệnh, tranh cúng gia tiên, tranh ảnh cúng thế mạng, tranh lễ thành cúng cho người mang bầu, tranh cúng cho con nít…Tất cả chừng trên năm mươi tờ có đề tài khác nhau. Tất cả những tranh trên đều phản ánh tín ngưỡng cổ sơ, là sự lưu ảnh của tư tưởng Việt cổ trước một thiên nhiên hoang sơ thần bí và linh dị...

Một số tranh thờ mang giá trị nghệ thuật, chẳng hạn như bộ Bát Âm. gồm tám cô biểu diễn đàn các loại, cả bộ có 4 bức. Mỗi bức thực sự là bộ tranh Tố nữ Huế. Cố họa sĩ Phạm Ðăng Trí, người họa sĩ tài hoa của đất thần kinh xưa, đã tìm thấy trong tranh Sình bảng màu "Ngũ sắc Huế", hơi khác với bảng "Ngũ sắc phương Đông". Và nếu ta so sánh những gam màu sử dụng trên tranh thờ sẽ thấy nó gần gũi với tranh pháp lam trang trí trên các kiến trúc của kinh thành xưa. Ðó là sự hòa sắc giữa vàng với chàm, đỏ với bích ngọc, xanh với hỏa hoàng, phí thủy với hổ phách...Ngày nay, dòng tranh dân gian này vẫn tồn tại và phát triển ở Huế, đề tài cũng được bổ sung với các mảng về thiên nhiên, nhà cửa, phố phường và sinh hoạt đời thường.

 

  • Hướng dẫn di chuyển: Làng Sình thuộc xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế. Làng Sình nằm đối diện bên kia sông là Thanh Hà – một cảng sông nổi tiếng thời các chúa ở Ðàng Trong, còn có tên là Phố Lở, sau này lại có phố Bao Vinh một trung tâm buôn bán sầm uất nằm cận kề thành phố Huế. Phú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế.

Mách lẻo: Dù ai đi đó đi đây/Đến ngày hội vật nhớ quay về Sình. Đó chính là câu ca dao nhắc về lễ hội vật làng Sình khá thú vị tổ chức vào ngày mồng 10 tháng Giêng âm lịch. Vì vậy nếu đến thời gian này bạn đừng bỏ lỡ nhé. 

 

Làng nghề gốm Phước Tích

Làng Phước Tích tiện cho việc thông thương bằng đường thủy để khai thác nguyên liệu và chở sản phẩm gốm đi bán. Từ đó hình thành nên làng gốm Phước Tích.

làng gốm

 

Những sản phẩm trên được chở bán từ Nghệ An vào đến Nam Bộ. Các sản phẩm gốm không tráng men như lọ hoa…cũng đã được bán sang Nhật Bản và được sử dụng trân trọng trong các buổi tiệc trà của Nhật.

  • Vị trí: Làng nay là Phước Phú thuộc xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, do hai thôn Phước Tích và Phú Xuân nhập lại.

 

Làng nghề kim hoàn Kế Môn

Làng Kế Môn nổi tiếng có nghề kim hoàn ra đời vào khoảng thế kỉ XVIII. Nghề kim hoàn ở Kế Môn là nghề gia công cổ truyền đồ trang sức, trang trí bằng chất liệu vàng hoặc bạc, là nghề làm trang sức mĩ nghệ bằng kim loại quý ở kinh thành và xứ Đàng Trong.

Làng nghề kim hoàn Kế Môn

 

Nếu có dịp tham quan đến ngôi làng nghề truyền thống này, bạn sẽ cảm nhận và tìm hiểu về quy trình chế tạo nên một đồ vật trang sức tỉ mỉ như thế nào.

  • Vị trí: Làng Kế Môn Cách trung tâm thành phố Huế khoảng 40km về phải Đông-Bắc, xã Điền Môn, huyện Phong Điền.

 

Làng nghề Liễn làng Chuồn – Bánh Tét làng Chuồn

Làm Liễn là một nghề được hình thành từ nguồn gốc hiếu học của người dân làng Chuồn.  Viết chữ đẹp, biết cái đẹp của nghệ thuật viết chữ, từ đó tạo ra lối chơi sang treo liễn ngày Tết hay để tặng mừng nhau. Ở làng Chuồn hiện nay có rất nhiều gia đình biết in liễn Tết, họ tập trung làm từ tháng mười đến giáp Tết, mỗi gia đình trong vụ liễn in từ dăm trăm đến vài nghìn bộ.

Làng nghề Liễn làng Chuồn – Bánh Tét làng Chuồn

 

Đặc điểm của loại hình này gồm có: Giấy in liễn là loại giấy để in báo, mua về phải nhuộm các màu đỏ, vàng hoặc xanh. Còn màu là các phẩm bột mua ở chợ về hòa với hồ cho dính, cũng có dùng bột điệp nhưng không để nguyên màu trắng ánh mà pha thêm màu xanh dương theo tỷ lệ 10 điệp + 1 dương để có màu sáng dịu. Bạn sẽ có dịp trải nghiệm hoạt động này nếu đến tham quan vào thời điểm từ tháng 10 âm lịch đến giáp Tết.

  • Vị trí: Làng Chuồn là tên nôm của làng An Truyền, xã Phú An, huyện Phú Vang.

Mẹo tham quan: Đến làng nghề Liễn làng chuồn, đừng quên ghé sang tham quan đầm Chuồn và thưởng thức món bánh tét làng Chuồn nhé. 

 

 

Làng hương Thủy Xuân

Nằm cách trung tâm TP Huế 7 km về hướng Tây Nam, Làng hương Thủy Xuân trên đường Huyền Trân Công Chúa là một ngôi làng đẹp cây cối xanh tươi ẩn mình dưới chân đồi Vọng Cảnh và thâm trầm cùng dòng sông Hương thơ mộng.

Làng hương Thủy Xuân

Làng Hương – Ảnh Mai Hương

 

Nghề làm hương không chỉ phục vụ tín ngưỡng, hương Thủy Xuân còn phục vụ cả du lịch. Làng thành điểm du lịch cho nhiều du khách châu Âu.

Trải nghiệm du lịch: trên đường đi thăm lăng vua Tự Đức, đồi Vọng Cảnh, làng như được ánh lên bởi những sắc vàng, sắc đỏ, sắc xanh của những bông hoa hương và mùi hương trầm thơm ngát tỏa khắp không gian, nhìn rất là thích thú. 

Cầu ngói Thanh Toàn

  • Vị trí: Cầu Ngói Thanh Toàn nằm ở địa phận làng Thanh Thủy Chánh, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 8 km về phía Đông.

“Ai về cầu ngói Thanh Toàn
Cho em về với một đoàn cho vui.”

cầu Ngói Thanh Toàn
Một góc nhìn về cầu Ngói Thanh Toàn, bên cây đa cổ thụ.

 

Tới Huế rồi mà không về Cầu Ngói Thanh Toàn là chưa vui đâu đấy nhé. Cầu ngói Thanh Toàn là cây cầu bắc qua một con sông nhỏ, đoạn cuối của con sông Như Ý, chảy suốt từ đầu làng đến cuối làng Thanh Thủy.

Cầu ngói Thanh Toàn là chiếc cầu vồng bằng gỗ, có chiều dài 17m và chiều rộng 4m, hai bên thân cầu có hai dãy bục gỗ và lan can để ngồi tựa lưng. Trên cầu có mái che, lợp ngói ống tráng men chia làm 7 gian.

Đây là loại cầu hiếm hoi và có giá trị nghệ thuật cao nhất trong các loại cầu Việt Nam. Nếu như ngoài Bắc có hai chiếc cầu nổi tiếng thuộc loại này là cầu Phúc Toại và cầu Phù Khê, còn ở miền Trung thì chỉ có cầu ngói Thanh Toàn ở Huế và Chùa Cầu ở Hội An mà thôi, nhưng mái ngói cầu ngoài Bắc thì lợp ngói liệt, còn mái cầu ở miền Trung đều lợp bằng ngói ống.

Bạn hãy đến tham quan cây cầu, rồi nghe người dân sống quanh đây kể về sự tích cây cầu, rồi ngồi nghỉ mát, đung đưa đôi bàn chân thả xuống phía dưới. Một cảm giác thật là thích đó nhé.

 

Khu du lịch sinh Thái Thủy Biều

Một trong những điểm nhấn mình dùng để tạm kết hành trình những điểm tham quan này sẽ là khu du lịch sinh thái Thủy Biều – nơi mà bạn không chỉ có tham quan, khám phá mà còn được trải nghiệm những hoạt động du lịch xanh.


Dễ dàng tìm thấy những lối đi yên tĩnh như thế này tại Thủy Biều 

Một số hoạt động trải nghiệm khi đến với khu du lịch sinh thái Thủy Biều: thật ra nơi đây đơn thuần chỉ là một ngôi làng nằm trong lòng thành phố Huế với những khu nhà rườn và những vườn cây thanh trà sai quả bên dòng Hương thơ mộng.

Và những hàng thanh trà sai trĩu quả xanh mát

 

Cũng vì vậy, bạn đến đây nhớ:

  • Dạo quanh vườn thanh trà sai quả trên những con đường nhỏ rợp cây xanh với những chiếc xe đạp nhé.

  • Thưởng thức những món ăn Huế ngon nức tiếng, món vả trộn hay bữa cơm dân giã.

Đến đây thì hẳn bạn đã bắt đầu thấy choáng ngợp trước vô số địa điểm du lịch, vui chơi ở Huế rồi chứ? Bây giờ sẽ là lúc bạn cần phải cầm sổ bút hay ghi chú điện thoại để list ra những điểm đến nhất định phải check in khi đi du lịch Huế ngay thôi.

Và nếu cần bất cứ thông tin gì với những địa điểm trên thì đừng ngần ngại để lại thông tin, mình sẽ mách lẻo tất tần tật cho bạn nhé.

Chúc bạn sẽ có những ngày tuyệt vời khi đến Huế.