Vua Khải Định (1885 – 1925) tên húy là Nguyễn Phúc Bửu Đảo về sau đổi lên là Nguyễn Phúc Tuấn. ông là con trai trưởng của Vua Đồng Khánh, mẹ là Hựu Thiên Thuần Hoàng Hậu.
Ông lên ngôi vào ngày 18-5-1916, là vị vua thứ 12 của triều đại nhà Nguyễn trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Ông ở ngôi được 10 năm thì lâm trọng bệnh và mất ngày 20-9 năm Ất Sửu tức ngày 6-11-1925 an táng tại Ứng Lăng.
lăng Khải Định còn gọi là Ứng Lăng
Quá trình xây dựng
Kể tư khi lên ngôi ông say sưa tìm hiểu xây dựng các công trình lăng tẩm, cung điện, dinh thự cho bản thân mình và các hoàng tộc ví như điện Kiến Trung, cung An Định, cửa Trường An, cửa Hiển Nhơn, cửa Trương Đức và đặc biệt là lăng Khải Định. Để xây dựng lăng Khải Định, ông tham khảo nhiều tấu trình của các thầy Địa lý và cuối cùng đã đưa ra quyết định chọn triền núi Châu Chữ làm nơi xây cất lăng mộ cho mình. Tại đây Ứng Lăng lấy một quả đồi thấp ở phía trước làm tiền án; lấy núi Chóp Vung và núi Kim Sơn chầu trước mặt làm “Tả thanh long” và “Hữu bạch hổ”; có khe Châu Ê chảy từ trái qua phải làm “thủy tụ”, gọi là “minh đường”. Nhà vua đổi tên núi Châu Chữ – vừa là hậu chẩm, vừa là “mặt bằng” của lăng – thành Ứng Sơn và gọi tên lăng theo tên núi : Ứng Lăng.
Lăng Khải Định bắt đầu xây dưng vào ngày 4/9/1920 và mất tới 11 năm để hòan thành. Quá trinh xây dựng được chỉ huy bởi Tiền quân Đô thống phủ Lê Văn Bá với sư tham gia của rất nhiều thợ nghề và nghệ nhân nổi tiếng như Phan Văn Tánh, Nguyễn Văn Khả, Ký Duyệt, Cửu Sừng… Với quy mô xây dưng lớn nên để có đủ kinh phí vua Khải Định đã xin chính phủ bảo hộ cho phep ông tăng thuế điền lên 30% trên cả nước và lấy số tiền đó làm lăng. Cũng chính vì hành động này mà vua Khải Định đã bị lịch sử lên án gay gắt
kiến trúc lăng khải định
Kiến trúc lăng Khải Định
Nếu so sánh với lăng của các vua tiền nhiệm, lăng Khải Định lại có diện tích khá là khiêm tốn ( 117m x 48.5m) thế nhưng do ảnh hưởng từ nhiều dòng kiến trúc nên việc xây dựng đòi hỏi cưc kỳ công phu và khá nhiều thơi gian. Để xây lăng, Khải Định mua sắt, thép, xi măng, ngói Ardoise… ở Pháp và ra lệnh cho thuyền sang Trung Quốc, Nhật Bản mua đồ sư, thủy tinh màu…
Về mặt tổng thể, lăng Khải Định có hình một khối chữ nhật vươn lên cao 127 bậc cấp, ảnh hưởng từ sự xâm nhập của nhiều trường phái kiến trúc như Ấn Độ giáo, Phật giáo, Roman, Gothique… đã để lại nhiều công trình cụ thể :
- Những trụ cổng hình tháp ( ảnh hường tư Ấn Độ giáo );
- Trụ biểu dạng stoupa ( của Phật giáo );
- Hàng rào như những cây thánh giá;
- Nhà bia với những hàng cột bát giác và vòm cửa theo lối Roman biến thể…
Đây cũng là kết quả của sự giao thoa văn hóa Đông – Tây trong buổi giao thời lịch sử và cá tính của vị Vua này .
Các công trình kiến trúc nổi bật
Bước vào lăng Khải Định là 1 công chào uy nghiêm với 37 bậc cấp thang được đắp tượng rồng rất lơn . Các trụ cổng được làm theo hình tháp ảnh hưởng từ Ấn Độ giáo.
Cổng vào Ứng lăng với 37 bậc cấp thang được đắp tượng rồng rất lơn
Bên trong lăng còn có một bức tượng vua Khải Định đang đứng thể hiện rất rõ sự pha trộn nghệ thuật Đông Tây. Pho tượng này cao 1m60, cả về kích thước và tạo hình đều giống với người thực, là tượng một đấng thiên tử trong dáng dấp một hoàng đế Châu Âu.
Cho đến nay lăng Khải Định vẫn còn gây ra nhiều ý kiến trái chiều khi đánh giá về quan điểm thẩm mỹ của vị vua này, dẫu vậy Ứng lăng vẫn có vị thế nhất định bởi sự khác lạ so với hệ thống các lăng tẩm của vương triều nhà Nguyễn ở Huế và hệ thống lăng tẩm ở Việt Nam qua các triều đại phong kiến nói chung.
ĐÀ THÀNH TRAVEL
TOUR HẰNG NGÀY:
TOUR SUỐI KHOÁNG NÓNG NÚI THẦN TÀI KM 650k
TOUR CÙ LAO CHÀM hằng ngày 600k
TOUR ĐÀ NẴNG LÝ SƠN 1690k
TOUR BÀ NÀ HẰNG NGÀY 840k check in cầu vàng
TOUR HỘI AN 1 ngày giá chỉ 350k
TOUR ĐÀ NẴNG 4 NGÀY 3 ĐÊM siêu Khuyến mãi