baner-open-tour
open tour

Thánh Địa Mỹ Sơn

Lượt xem: 1
Khu đền tháp Mỹ Sơn nằm trong một thung lũng có đường kính khoảng 2 km, xung quanh là đồi núi. Nơi đây được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới từ năm 1999.

Khu đền tháp Mỹ Sơn nằm trong một thung lũng có đường kính khoảng 2 km, xung quanh là đồi núi. Nơi đây được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới từ năm 1999.

toàn bộ thánh địa mỹ sơn nhìn từ trên cao

toàn bộ thánh địa mỹ sơn nhìn từ trên cao

 

Thánh địa Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 69 km và cách thành cổ Trà Kiệu khoảng 20 km, là tổ hợp bao gồm nhiều đền đài Chăm Pa, trong một thung lũng đường kính khoảng 2 km, bao quanh bởi đồi núi. Đây từng là nơi tổ chức cúng tế của vương triều Chăm pa cũng như là lăng mộ của các vị vua Chăm pa hay hoàng thân, quốc thích. Thánh địa Mỹ Sơn được coi là một trong những trung tâm đền đài chính của Ấn Độ giáo ở khu vực Đông Nam Á và là di sản duy nhất của thể loại này tại Việt Nam.

 

Lịch sử di tích Thánh địa Mỹ Sơn

Thánh địa Mỹ Sơn là một trong những công trình kiến trúc được xây dựng và thế kỷ thứ 4. Trải qua nhiều thời kì phát triển, nơi đây đã được mở rộng và bổ sung thêm nhiều ngọn tháp lớn nhỏ. Nổi tiếng là khu di tích chính của văn hóa Chăm Pa Việt Nam, Thánh địa Mỹ Sơn là nơi đưa du khách quay ngược thời gian trở về quá khứ. Địa danh này là thánh địa Ấn Độ giáo của vương quốc Chăm Pa. Thánh địa Mỹ Sơn là điểm duy nhất của nghệ thuật Chăm Pa có quá trình phát triển liên tục nhất từ thế kỷ thứ 7 cho đến thế kỷ thứ 13. Đây là địa điểm du lịch Đà Nẵng ưa thích đặc biệt mà du khách nên một lần ghé thăm.

Mỹ Sơn là trung tâm kiến trúc quan trọng của vương quốc Chăm Pa xưa

Mỹ Sơn là trung tâm kiến trúc quan trọng của vương quốc Chăm Pa xưa

 

Trước đây, theo lễ nghi truyền thống mỗi vị vua sau khi lên ngôi đều phải đến Mỹ Sơn để làm lễ thánh tẩy, dâng cúng lễ vật và tập trung xây dựng đền thờ. Ngoài chức năng hành lễ, Thánh địa Mỹ Sơn còn là nơi chôn cất các vị vua và tu sĩ nhiều quyền lực. Sau khi vương quốc Chiêm Thành sụp đổ, Thánh địa Mỹ Sơn đã chìm sâu vào trong lãng quên hàng thế kỷ. Đến năm 1885, đi tích này mới được phát hiện bởi một toán linh Pháp. Sau đó 10 năm nhà khảo cổ Camille Paris đã tới để tìm hiểu về di tích này. Đến năm 1994, Thánh địa Mỹ Sơn đã thu hút rất nhiều nhà nghiên cứu và khảo cổ khác đến khám phá những điều bí ẩn ở đây.

Những ngọn tháp và lăng mộ có niên đại từ thế kỷ 7 đến thế kỷ 14, nhưng các kết quả khai quật cho thấy các vua Chăm đã được chôn cất ở đây từ thế kỷ 4. Tổng số công trình kiến trúc là trên 70 chiếc. Thánh địa Mỹ Sơn có thể là trung tâm tôn giáo và văn hóa của nhà nước Chăm pa khi thủ đô của quốc gia này là Trà Kiệu hay Đồng Dương.

 

dấu tích của 1 nền văn hóa chăm pa hưng thịnh

dấu tích của 1 nền văn hóa chăm pa hưng thịnh


Tại thánh địa Mỹ Sơn có một đền xây dựng bằng đá, nó cũng là đền đá duy nhất của các di tích Chăm. Văn bia tại Mỹ Sơn cho biết, đền này được trùng tu lần cuối cùng bằng đá vào năm 1234. Ngày nay, ngôi đền này đã bị sập (có lẽ do bom Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, vì ngay sát tháp là một hố bom sâu hoắm vẫn dấu tích) nhưng hệ móng của nó cho thấy nó cao trên 30 m và đây là ngôi đền cao nhất của thánh địa này. Các tài liệu thu thập được xung quanh khu đền này cho thấy nhiều khả năng đây là vị trí của ngôi đền đầu tiên vào thế kỷ 4.

 

các họa tiết tinh xảo còn xót lại sau chiến tranh tàn phá

các họa tiết tinh xảo còn xót lại sau chiến tranh tàn phá

 

Vào năm 1885, di tích Mỹ Sơn được phát hiện bởi một toán lính Pháp. Năm 1898-1899, hai nhà nghiên cứu của Viễn thông Pháp là L.Finot và L.de Lajonquière và nhà kiến trúc sư kiêm khảo cổ học H. Parmentier đã đến đây nghiên cứu văn bia và nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc Chăm.

đền tháp mỹ sơn

đền tháp mỹ sơn

 

Những đền chính ở Mỹ Sơn thờ một bộ Linga hoặc hình tượng của thần Siva - đấng bảo hộ của các dòng vua Chăm Pa. Vị thần được tôn thờ ở Mỹ Sơn là Bhadrésvara - người sáng lập dòng vua đầu tiên của vùng Amaravati vào cuối thế kỷ 4 kết hợp với tên thần Siva, trở thành tín ngưỡng chính thờ thần - vua và tổ tiên hoàng tộc.

Thánh địa Mỹ Sơn có hai ngọn đồi , chúng nằm đối diện nhau theo hướng đông – tây ngay ngã tư của một con suối , các nhánh của con suối chia vùng này thành 4 khu vực. Cách phân chia này phù hợp với địa thế phong thủy , tránh được tình trạng xé lẻ từng mảnh vụn của tổng thể kiến trúc của mỗi tháp mà trước đây nhà khảo cổ học người Pháp ông H.Parmentier đã công bố năm 1904.

 

hình tượng thần siva

hình tượng thần siva

 

Khu A : gồm các tháp và di tích nằm trên ngọn đồi phía đông

Khu B : gồm các tháp và di tích nằm ngọn đồi về phía tây

Khu C : gồm các tháp và di tích nằm phía nam , có hai khu C1 và C2

Khu D : gồm các tháp và di tích nằm phía bắc

Khu A có 5 kiến trúc : 1 tháp chính và 4 tháp phụ

Khu A có thể được xem như là khu vực linh thiêng nhất nó mô tả toàn bộ triết lý của vương quốc và dân tộc Champa hay chỉ riêng vùng đất Shimhapura Các biểu tượng sư tử hay về bộ phận sinh dục nam và nữ được các nhà điêu khắc và các nghệ sĩ cổ đại Champa sáng tác theo hình ảnh thật chứ không cách điệu như các tác phẫm ơ nơi khác, hình ảnh bộ phận sinh dục được thờ phượng rất trân trọng ở nơi đây, ngoài ra Khu A là một trong toàn bộ một tổng thể kiến trúc mang tính chất triết lý và thờ phượng đặc sắc nhất của nghệ thuật sử dụng gạch và đất nung để trang trí trên tháp của dân tộc Champa trong thời kỳ vàng son của vương quốc này. Tất cả là 46 kiến trúc có thể đếm được trong khoảng ước chừng 70 kiến trúc của Thánh địa này.

Khu B có 4 kiến trúc : 1 tháp chính và 3 tháp phụ

Khu B tương đối là nhỏ nhất trong quần thể kiến trúc ở đây , tháp chính không có các kiến trúc phụ đầy đủ đi theo kèm như Hỏa tháp , Thủy tháp....như các tháp khác của Champa, tuy nhiên ở đây có nét đặt biệt là tượng thần Siva trở thành chủ đề thở phựơng chính của khu này.

Khu C chia làm C1 và C2,  C1 nằm phía đông được bao quanh bằng một con suối gồm có 16 kiến trúc (4 kiến trúc nằm rải rác bên ngoài và 12bên trong) : 2 tháp chính với 8 tháp phụ , 1 tháp chính và 2 tháp phụ đi kèm cùng một số tượng điêu khắc bằng đá. C2 nằm phía tây gồm có 26 kiến trúc ( 6 ngoài và 20 trong ) : 3 tháp chính và 12 tháp phụ cùng với một số tượng, phù điêu cùng các tác phẫm điêu khắc, bi kí bằng đá mang tính tôn giáo. Khu C là khu vực có nhiều tháp và các tác phẩm điêu khắc nhất.

Khu D có 12 kiến trúc (1 ngoài và 11 trong): 2 tháp chính, và 4 tháp phụ,trong đó có 1 tháp chính không có tháp phụ đi kèm cùng một số tượng điêu khắc bằng đá.

đền tháp mỹ sơn

 

Đến với Thánh địa Mỹ Sơn, du khách dễ dàng bắt gặp những chi tiết trang trí như là hoa lá, voi, sư tử, hình tượng Kala – Makara, nhạc công, chư thiên đứng hộ trì thủy quái, hoạt cảnh vũ nữ Apsara. Chuyến đi đến Thánh địa Mỹ Sơn này hứa hẹn đem đến cho du khách nhiều trải nghiệm thực tế mới về kiến trúc, tôn giáo và những kiến thức về lịch sử vô cùng quý giá.

Nếu có cơ hội đến Đà Nẵng, du khách hãy thực hiện hành trình khám phá tour​ Thánh địa Mỹ Sơn cho riêng mình. DaThanhTravel xin chúc quý khách có một chuyến đi với nhiều thành công và nhiều niềm vui.

 

ĐÀ THÀNH TRAVEL

  TOUR HẰNG NGÀY:

TOUR SUỐI KHOÁNG NÓNG NÚI THẦN TÀI KM 650k

TOUR CÙ LAO CHÀM hằng ngày 600k

TOUR ĐÀ NẴNG LÝ SƠN 1690k

TOUR BÀ NÀ HẰNG NGÀY 840k check in cầu vàng

TOUR RỪNG DỪA BẢY MẪU

TOUR HỘI AN 1 ngày giá chỉ 350k

TOUR ĐÀ NẴNG 3 NGÀY 2 ĐÊM KM

TOUR ĐÀ NẴNG 4 NGÀY 3 ĐÊM siêu Khuyến mãi