Mặt tiền nhà là nơi để mở cửa hiệu buôn bán, mặt sau thông với bến sông để làm nơi xuất, nhập hàng hoá. Vật liệu trang trí nội thất ngôi nhà chủ yếu là các loại gỗ quý, được trạm trổ rất tinh xảo các hình rồng, hoa quả… thể hiện sự sung túc của các thế hệ chủ nhân. Nơi đây, đã có tới 7 thế hệ sinh sống. Theo đại diện của gia đình, Tấn Ký hiện là một trong số ít những những căn nhà cổ còn lại nguyên vẹn và đẹp nhất Việt Nam hiện nay.
nhà cổ tân ký
Ngoài vật liệu gỗ, gạch và đá cũng được sử dụng nhiều ở các chi tiết như sàn, ngoại thất, tường… được mang về từ Bát Tràng, Thanh Hóa, Non Nước… Căn nhà có hệ sàn đá rất bền theo thời gian. Sau nhiều lần nước lụt ngập mênh mông, đến khi nước rút, toàn bộ hệ sàn vẫn còn lại như chưa từng trải qua một “biến cố” nào.
Nhà cổ tân ký
Đến đây, khách tham quan còn có thể được chiêm ngưỡng chén Khổng Tử, một loại chén có vẻ ngoài trang trí đơn giản theo kiểu Trung Hoa. Nhưng đây là loại chén đặc biệt, khi từ từ rót nước gần đầy thì phải ngừng lại bởi nếu rót thêm thì nước sẽ tự chảy đi hết. Theo Khổng Tử, chiếc chén cũng là đạo lý muốn con người cần phải kiềm chế hành vi và giữ cho ý nghĩ luôn ở trạng thái trung hoà, không thái quá.
Năm 1985, Tấn Ký đã được cấp bằng di tích lịch sử – văn hoá quốc gia và được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.